Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.
“Tô chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tiếp cận đa văn hóa ” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giúp giáo viên có cơ hội vận dụng kiến thức thực tiễn vào việc tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hoá. Khi tổ chức hoạt động các giáo viên đã lựa chọn và sử dụng đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị dạy học đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc có sự đa dạng văn hóa, tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc theo ý thích và phù hợp với bài hát. Tổ chức hoạt động Nghe nhạc - nghe hát là phương thức nhanh chóng nhất giúp trẻ cảm thụ nhạc điệu, âm sắc bài hát. Cảm xúc âm nhạc cũng được phát triển và dần hình thành thói quen nghe nhạc ở trẻ. Hoạt động này góp phần rèn luyện khả năng tập trung, sự cảm thụ âm thanh. Hướng trẻ đến khả năng cảm thụ, đánh giá, nhận xét và bày tỏ được thể loại âm nhạc mình yêu thích.
Sau đây là 1 vài hình ảnh về hoạt động giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hóa của các bé 3 tuổi Trường
Mầm non Trung Lập: