Âm nhạc Việt Nam thể hiện tính đa dạng: vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa mang tính đặc trưng của âm nhạc truyền thống, đồng thời thể hiện tính đa dạng về văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam trong sự hoà nhập với âm nhạc ở khu vực và thế giới. Đối với trẻ mầm non đã và đang lớn lên trong môi trường khác biệt so với thế hệ cha ông. Thời đại 4.0 cho trẻ cơ hội thụ hưởng những giá trị mới nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều quan ngại về những người làm văn hóa giáo dục. Chính vì thế, để con người hướng tới những văn minh hiện đại mà không quên đi những giá trị văn hóa, các nét đặc trưng của từng vùng miền khác nhau của dân tộc Việt Nam. Thì việc đưa trẻ mầm non tiếp cận với văn hóa truyền thống là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Vĩnh Bảo. Ngày 23 tháng 02 năm 2024 Trường mầm non Trung Lập tổ chức hội thảo chuyên môn cấp huyện “ Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo theo hướng tiếp cận đa văn hoá” năm học 2023-2024. Về tham dự chuyên đề vô cùng vinh dự được đón tiếp:
Bà Phạm Thị Hoan - Phó trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo
Ông Phạm Hữu Du - Chuyên viên phòng Giáo dục & Đào tạo
Cùng với các thầy cô giáo CBQL, GV cốt cán các trường mầm non công lập, tư thục trên toàn huyện
Với 2 hoạt động GDAN cho trẻ theo tiếp cận đa văn hóa do: cô giáo Lê Thị Hồng Vân (MN Trung Lập), cô giáo Vũ Thị Thuỷ (MN Hùng Tiến).
Thông qua hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giúp giáo viên trong trường có cơ hội vận dụng kiến thức thực tiễn vào việc tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hoá. Khi tổ chức hoạt động các giáo viên đã lựa chọn và sử dụng đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị dạy học đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc có sự đa dạng văn hóa, Hình thành thái độ tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa về âm nhạc, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, nhận biết đặc trưng một số thể loại âm nhạc phù hợp với trẻ, kỹ năng sử dụng các phương tiện nghệ thuật để thể hiện bản thân qua sản phẩm âm nhạc đã góp phần tạo nên thành công hơn của tiết học.
Sau 2 hoạt động thực tế, CBQL, giáo viên của các Trường mầm non trong toàn huyện cùng nhau thảo luận, chia sẻ và khám phá cách tiếp cận văn hoá trong việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tại Trường mầm non. Và sự chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD&ĐT để tất cả các trường thực hiện tốt hơn nữa hoạt động GDAN cho trẻ theo hướng tiếp cận đa văn hoá.
Sau đây là một số hình ảnh của buổi chuyên đề: